Bài viết của Nhà nghiên cứu Chu Kiệt, Trung tâm Nghiên cứu Ngoại giao Xung quanh Đại học Vân Nam - Trung Quốc
Ngày đăng: 04/08/2022
Cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mêkong đơm hoa kết trái, mối tình hữu nghị Trung-Việt hướng tới tương lai.
 
 Hội nghị trực tuyến lãnh đạo cấp cao hợp tác Lan Thương - Mêkong lần thứ ba  

Sáu năm nay, những kết quả hợp tác của cơ chế Lan Thương- Mêkong đã không ngừng tạo động lực cho sự phát triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng đã cung cấp một mô hình hiệu quả, thiết thực, cùng có lợi cùng thắng cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực.

Sáu năm nay, chúng ta đã tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và củng cố mối tình hữu nghị. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần hội đàm, viết thư trao đổi cho nhau, hướng dẫn cho sự hợp tác và phát triển giữa hai nước. Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bàn về các vấn đề phát triển quan hệ song phương, ổn định chuỗi cung ứng, chuỗi công nghiệp và tăng mức độ hội nhập kinh tế khu vực. Các cơ quan hai nước phối hợp tổ chức hội thảo "Đảng Cộng sản lãnh đạo và quản lý nhà nước: Kinh nghiệm của hai nước Trung Việt", hội thảo "Tư tưởng, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trong bối cảnh mới", hội thi văn nghệ Trung - Việt... góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Sáu năm nay, chúng ta đã chân thành hợp tác để tìm kiếm sự thịnh vượng chung. Hai nước là đối tác thương mại quan trọng của nhau, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp, các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hai bên thúc đẩy kết nối khuôn khổ sáng kiến “một vành đai một con đường” với sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai”, ký kết Hiệp định gia hạn và bổ sung quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại giữa Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam, sửa đổi và tái ký kết Hiệp định thương mại biên giới Trung-Việt, đạt được nhiều thỏa thuận về xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử, hợp tác về năng lượng, năng lực sản xuất, thúc đẩy thương mại hai nước phát triển thịnh vượng, kim ngạch thương mại song phương tăng từ 95,96 tỷ USD năm 2015 lên 230,2 tỷ USD năm 2021, trong đó năm 2021 vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh gần 20% trong bối cảnh Dịch Covid-19 hoành hành. Nửa đầu năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 61,3 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chuỗi công nghiệp giữa hai nước không ngừng kết nối với nhau, nguồn nguyên liệu dồi dào của Trung Quốc hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành sản xuất Việt Nam. Tháng 11 năm 2017, các chuyến tàu xuyên biên giới Trung Quốc-Việt Nam đã được khai thông, chạy từ biên giới vào nội địa, ngoài Quảng Tây ra còn tạo điều kiện cho nhiều tỉnh và thành phố như Tứ Xuyên, Trùng Khánh và An Huy tham gia sâu hơn vào thương mại Trung Quốc-Việt Nam, mở rộng và tăng tốc cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trung Quốc cũng hai lần huy động Quỹ hợp tác Lan Thương-Mêkong hỗ trợ cho các dự án xây dựng của nhiều tỉnh, thành phố như Điện Biên, Sơn La; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp khác tích cực tham gia các lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác, ký kết Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược dài hạn với Tập đoàn Điện lực Phương Nam Trung Quốc, dự án đường sắt trên cao Hà Nội do các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng cũng đã đi vào hoạt động, đưa mức độ quốc tế hóa của thủ đô Việt Nam lên một tầm cao mới.

Sáu năm nay, chúng ta cùng hội cùng thuyền, cùng nhau vượt qua gian nan khó khăn. Chúng ta tiếp tục cùng nhau duy trì an ninh và ổn định biên giới và trên biển qua các hoạt động giao lưu hữu nghị biên giới cấp bộ trưởng Trung Việt và cơ chế tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giửa Hải quân Trung Quốc và Việt Nam. Khi dịch Covid-19 bùng phát, phía Việt Nam đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ nỗi buồn và quyên góp ủng hộ cho nhân dân Trung Quốc nói chung và người dân Vũ Hán nói riêng, hai nước đã phối hợp tốt trong các lĩnh vực kiểm soát biên giới, trao đổi thông tin và kỹ thuật y tế. Phía Trung Quốc đã cung cấp nhiều lô vắc-xin cho Việt Nam, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã hai lần cung cấp vắc-xin cho quân đội Việt Nam, cũng là quân đội nước ngoài đầu tiên cung cấp vắc-xin cho Việt Nam. Tháng 9 năm 2021, hai bên ký kết Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác thuận lợi hoá thương mại Trung – Việt, thiết lập cơ chế hữu hiệu để hợp tác bảo vệ sinh kế của người dân và thúc đẩy phát triển thịnh vượng trong bối cảnh dịch bệnh.

Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi, sông liền sông, Khu chế xuất Linh Trung, Khu công nghiệp Long Giang đã trở thành tấm gương mẫu mực cho sự phát triển hợp tác giữa hai nước, trong bối cảnh tình hình toàn cầu diễn biến phức tạp, chúng ta sẽ tiếp tục kiên trì nguyên tắc chủ nghĩa đa phương và nguyên tắc cùng thương thảo, cùng xây dựng, cùng chia sẻ, thúc đẩy thương mại hai nước phát triển hiệu quả và chất lượng, để cơ chế hợp tác Lan Thương-Mêkong mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

 

Chu Kiệt, Trung tâm Nghiên cứu Ngoại giao Xung quanh Đại học Vân Nam

Tin liên quan

Trang 1 / 288 - 2880 dòngFirstPrevNextLast v
Trang 1 / 288 - 2880 dòngFirstPrevNextLast v