Đẩy mạnh cải cách tư pháp Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ngày đăng: 17/01/2022
Sáng ngày 17/01/2022, Ban Chỉ đạo xây dựng đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 tổ chức Hội thảo quốc gia tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ trì hội thảo có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Về phía lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết; Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh.
 
 Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là cuộc hội thảo quốc gia lần thứ 2, về lý luận và thực tiễn công tác tư pháp. Năm 2021, các cơ quan đã tích cực triển khai các đề án xây dựng để trình Bộ Chính trị và hội nghị Trung ương; trong đó, xây dựng công tác cải cách tư pháp đạt nhiều kết quả quan trọng, nên tư pháp có bước tiến dài, trong việc bảo vệ quyền công lý, nổi bật là nhận thức cấp ủy, chính quyền, về ý chí, vai trò công tác cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt; tổ chức bộ máy chức năng thẩm quyền được kiện toàn, đổi mới; nhiều hoạt động tư pháp được xã hội hoá, đạt kết quả tích cực; đầu tư cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm; công tác giám sát được đổi mới. Song, công tác cải cách tư pháp vẫn còn nhiều hạn chế, là cách hiểu tư pháp chưa thống nhất; hoạt động thực tiễn chưa thực sự hiệu quả; công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng; nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ phát sinh…

Đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng khẳng định, việc xây dựng đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 là nhiệm vụ cấp thiết. Bí thư Thành uỷ cho biết, đây là dịp để thành phố lắng nghe, tiếp thu các ý kiến và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng, đang đặt ra nhiều vấn đề về cơ chế giám sát của HĐND thành phố. Bí thư Thành uỷ cũng cho biết, trong năm 2021, mặc dù có nhiều khó khăn do Covid-19, song Đảng bộ, chính quyền thành phố đã tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tư pháp đổi mới về phương thức hoạt động, khắc phục những tồn tại, hạn chế được chỉ ra.

Hội thảo đã tập trung trao đổi những vấn đề lý luận và cải cách tư pháp, từ đó, tháo gỡ những điểm nghẽn trong công tác tư pháp để khắc phục có hiệu quả, đồng thời, dự báo đúng tình hình, đưa ra những kiến nghị về mục tiêu phát triển trong thời gian tới.

Thuỳ Trang, Phương Huy

Tin liên quan

Trang 1 / 1395 - 13941 dòngFirstPrevNextLast v
Trang 1 / 1395 - 13941 dòngFirstPrevNextLast v